Bệnh bọ trĩ ở cây hoa hồng khiến người trồng không khỏi hoang mang không biết phải đặc trị cho cây ra sao cho hiệu quả. Với nhiều phương pháp cũng như nhiều loại thuốc đặc trị như hiện nay thì việc chọn lựa càng trở nên khó khăn. Vậy phải làm sao khi cây hoa hồng nhà bạn bị bọ trĩ tấn công?
Nhận biết bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng
Con bọ trĩ hay con bù lạch (rầy lửa) có kích thước rất nhỏ chỉ gần 1mm, nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường. Do đó, chúng ta thường chỉ phát hiện sự gây hại của bọ trĩ thông qua các biểu hiện, dấu hiệu trên lá hồng, đọt non, nụ hoa hồng….
Nhận biết bọ trĩ gây hại cho lá hồng
Bọ trĩ hút dinh dưỡng cả mặt trên và mặt dưới lá làm cho lá hồng bị quăng queo biến dạng, nếu bị nặng lá có dấu hiệu cuốn tròn lại.
Ở các lá hồng trưởng thành bị bọ trĩ chích hút, mặt trên lá xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đen.
Ở các ngọn hồng non, tược non, chúng cũng bị quăng queo, mép lá uốn lượn dị dạng, chồi non bị thâm đen.
Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ gây hại ở nụ hoa hồng
Bọ trĩ hút dinh dưỡng ở nụ hoa, hoa nở rất nhỏ nhạt màu và không bền, cánh hoa bị cháy đen. Hoa xấu cánh dị dạng hoa nhanh tàn và thối.
Con bọ trĩ trưởng thành có thể bay xa và di chuyển theo hướng gió, vì thế mức độ lây lan của bọ trĩ rất nhanh và gây thiệt hại nặng nề cho vườn hồng cho dù đó là hồng nội hay hoa hồng ngoại. Chúng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của lá, của hoa hồng mà điều quan trọng là chúng làm cây hồng mất đi sức sống 1 cách nghiêm trọng. Cây đã bị bọ trĩ chích hút dù có diệt trừ xong thì vẫn để lại di chứng khá nặng. Cây hồng trông xấu xí, rất chậm phát triển. Mất nhiều tháng trời sau đó cây mới ra được tược non mới.
Do đó, cần phải phòng ngừa và diệt trừ bọ trĩ từ khi chúng mới bắt đầu gây hại. Mà tốt nhất vẫn là phòng ngừa!
Cách diệt trừ bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng
- Giảm mật độ trồng giữa các cây hoa hồng, không để các tán cây hồng sát nhau, tạo điều kiện để bọ trĩ lây lan từ cây này sang cây khác. Mật độ trồng thích hợp là cây này cách cây kia trung bình 50-100cm tùy vào kích thước cây hồng.
- Cắt tỉa lại các cành nhánh hoa hồng tạo độ thông thoáng cho vườn hồng.
- Chú ý chế độ bón phân dinh dưỡng cho cây hoa hồng. Trong lúc vườn hồng đang bị bọ trĩ tấn công thì ngưng hoàn toàn các loại phân bón cho dù là phân bón lá cho cây hoa hồng, hay phân bón gốc (Vì khi bón phân vô tình cung cấp dinh dưỡng vào lá làm mật độ bọ trĩ tăng lên). Không sử dụng kết hợp phân bón lá với thuốc trị bọ trĩ trong giai đoạn bọ trĩ đang gây hại cho vườn hồng. Mà tập trung diệt trừ bọ trĩ trước đã.
Sử dụng các loại thuốc đặc trị bọ trĩ, thông thường thuốc trị bọ trĩ chia làm 2 loại:
- Thuốc dùng phòng ngừa bọ trĩ
- Thuốc dùng diệt trừ bọ trĩ khi đã gây hại
Nếu vườn hồng đã bị bọ trĩ gây hại nặng nên kết hợp loại thuốc chuyên đặc trị.
Hiện nay nhiều nghiên cứu mới với hiệu quả đỉnh cao đưa ra, trong đó có chế phẩm Vifarm Cao Cấp cho hoa hồng, bộ sản phẩm bao gồm 4 loại: Chế phẩm dinh dưỡng cho cây, chế phẩm trị bệnh, chế phẩm trị sâu và chế phẩm kích thích gốc rễ tăng trưởng. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho cây trồng nhà mình hoặc có thể mua trọn bộ để áp dụng ưu đãi cũng như để chăm sóc cây trồng một cách hiệu quả, toàn diện hơn. Đặt mua sản phẩm bằng cách gọi đến số: 0981.621.322
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phòng và xử lý khi cây hoa hồng bị bọ trĩ tấn công. Mọi thông tin nào khác còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0981.621.322