Bệnh thán thư là bệnh gây hại chủ yếu trên lá hoa hồng, bệnh xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Bệnh thán thư nếu không phát hiện và đăc trị sớm sẽ rất dễ lây lan nhanh chóng khiến cây chết dần và không có khả năng cứu chữa. Cùng tìm hiểu về bệnh thán thư ở hoa hồng sau đây để có thêm kiến thức chăm sóc cây nhà bạn nhé!
Dấu hiệu bệnh thán thư ở hoa hồng
Một số dấu hiệu điển hình thường gặp khi cây hoa hồng mới bị mắc bệnh thán thư, cụ thể:
- Triệu chứng thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá hồng. Trên lá ban đầu xuất hiện những chấm tròn nhỏ, viền nâu, hơi lõm xuống, có màu xanh xám hoặc vàng nâu. Bệnh thán thư làm cây hồng sức sinh trưởng giảm đáng kể.
- Sau một thời gian, tâm vết bệnh thường có màu xám nhạt và thường bị rách ở phần mô bệnh. Nhiều vết bệnh tập hợp thành những mảng cháy lớn, thủng từ mặt trên xuống mặt dưới lá
Nguyên nhân gây bệnh thán thư ở hoa hồng
Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Nấm lưu tồn trong bộ phận bị bệnh và lây lan qua cây hồng, vì vậy bệnh có khả năng lây lan khá nhanh.
Cách phòng và trị bệnh thán thư ở hoa hồng
Cách phòng bệnh:
- Phun thuốc phòng nấm sau mưa hoặc phun định kì
- Hạn chế tưới nước lên lá vào buổi chiều tối
Trị bệnh: Nhặt bỏ lá bệnh mang tiêu hủy
Trên đây là nội dung cơ bản nhất trong việc phát hiển và điều trị bệnh thán thư ở hoa hồng. Hy vọng sẽ kđem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc, mọi thông tin nào khác còn băn khoăn vui lòng liên hệ đến số: 0981.621.322 để được hỗ trợ!
Bài viết tham khảo: Phòng trừ bệnh nhện đỏ cho hoa hồng