Đối với cây hoa hồng khi trồng ở vườn trong 2-3 năm nay, tôi quan sát thấy gần như mùa nào cũng có những loại bệnh hoặc côn trùng gây hại đặc trưng. Ví dụ, khi ra tết Âm Lịch là thời điểm bọ trĩ gây hại nặng nề nhất, bệnh thì có đốm lá rỉ sắt do khí hậu khô nóng. Đến khi mùa lạnh gần đến, không khí mát mẻ, từ tháng 11 – tháng 2 dương lịch thì nhện đỏ lại phát triển và gây hại mạnh (có vẻ chúng cũng yêu thích khí hậu mát mẻ). Hiện tại ở 1 số cây hồng ở vườn đã bị nhện đỏ gây hại, nhất là ở các vị trí ít được chăm sóc, thuốc khi phun không đến được các vị trí này (góc trong cặp với hàng rào, mé ngoài ban công…)
Nhận biết dấu hiệu nhện đỏ xuất hiện gây hại cho cây
Ban đầu, trên lá hoa hồng xuất hiện các chấm nhỏ li ti màu vàng nhạt xuất hiện rải rác trên bề mặt lá cây hoa hồng. Nguyên nhân là do nhện đỏ chích hút làm chết tế bào lá –> xuất hiện chấm vàng li ti.
Sau đó, khi mà các chấm nhỏ li ti xuất hiện dày đặc, chúng tạo thành những vết nám màu vàng nhạt ở mặt trên lá cây hoa hồng. Những vết nám này trong giống như những vệt được tạo ra khi cạo gió.
Trong thời gian đầu, khi nhện đỏ mới phát triển và gây hại, sau khi đã nhận ra các dấu hiệu ở mặt trên lá. Khi quan sát bên dưới mặt lá, giống như lá hoa hồng đang bị đóng bụi, nếu thổi nhẹ vào bề mặt lá, tỏ mắt sẽ quan sát được các chấm tròn màu trắng ngà di chuyển–> nhện đỏ.
Khi cây hoa hồng bị nhện đỏ tấn công gây hại nặng, phần lá giữa và dưới có biểu hiện tiến trình rụng lá, chồi bị teo tóp lại và cây có thể bị chết.
Phân biệt lá vàng do nhện đỏ gây hại và vàng lá do thiếu chất
Xem thêm:
Trong 1 số trường hợp: hiện tượng cây hoa hồng thiếu chất hoặc bộ rễ cây bị hư hỏng, hoặc mới thay chậu mà cây bị lung lay nhiều, hoặc giá thể trồng không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng cây bị vàng lá. Trong trường hợp này lá thường vàng đều, hoặc xuất hiện các mảng màu vàng loang lỗ và lá ít bị sần lên. Bên cạnh đó, mặt dưới lá vẫn sạch sẽ không có các dị vật bám vào mặt dưới lá như khi bị nhện đỏ tấn công.
Vị trí nhện đỏ tấn công trên cây hoa hồng
Nhện đỏ chích hút, gây hại ở phần lá cây hoa hồng. Ban đầu, chúng hay xuất hiện trước tiên ở phần lá già gần gốc, hoặc ở các vị trí bị che khuất, nước tưới không làm ướt được. Các vị trí này như các căn nhà che mưa gió lí tưởng cho nhện đỏ. Chúng ở đây sinh sôi nảy nở rồi lũ lượt di cư lên các tầng lá bên trên.
Diệt trừ nhện đỏ hại hoa hồng
Bên cạnh đó, có 1 mẹo nho nhỏ có thể phòng nhện đỏ trên cây hoa hồng khá hiệu quả khi sử dụng cho các cây hồng lớn. Đó là, mỗi ngày khi tưới nước, dùng vòi tưới đều mặt dưới lá. Việc làm này tuy mất thời gian, nhưng thực hiện đều đặn sẽ làm giảm đáng kể sự xuất hiện của nhện đỏ trên cây hoa hồng mà không cần dùng đến thuốc hóa học.
Việc sử dụng hóa chất sẽ đẩy nhanh bệnh ở cây, tuy nhiên những hậu quả nó đem lại gây ảnh hưởng đến cây trồng và cả người sử dụng. Cây có thể nhanh hết bệnh xong có thể bị sốc thuốc, hoặc cháy và héo chết bởi lượng hóa chất quá mạnh. Đối với người sử dụng nếu không che chắn, sử dụng đồ bảo hộ sẽ rất nguy hiểm và còn gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh và những người hít phải nó.
Chế phẩm sinh học Cao cấp Vifarm dành cho hoa hồng với những đặc điểm nổi trội và cải tiến mới mang lại những ưu điểm vượt trội cho người sử dụng. Bộ sản phẩm gồm 4 lọ với những công dụng khác nhau như: Vifarm trị bệnh, Vifarm trị sâu, Vifarm dinh dưỡng và Vifarm gốc rễ. Tuy vào tình trạng cây trồng mà bạn có thể chọn loại sản phẩm phù hợp. Ngoài ra để cây trồng phát triển toàn diện bạn có thể mua cả bộ sản phẩm để chăm sóc cây hoa hồng của mình được chuyên sâu hơn.
Mọi thông tin nào khác còn thắc mắc hay muốn mua sản phẩm bạn hãy liên hệ đến số điện thoại 0981.621.322 để được hỗ trợ tư vấn!