Nhiều người còn khá lúng túng trong việc trồng và chăm sóc hoa hồng sao cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Không giống như bất kỳ loại cây nào, hoa hồng cũng cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc riêng để phù hợp với giống loài. Việc chăm sóc cây đúng cách sẽ không chỉ giúp nhà vườn dễ dàng hơn trong việc nuôi dưỡng cây, đồng thời cây cũng vì thế mà thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Cùng tìm hiểu một số kỹ năng trong việc làm đất, trồng và chăm sóc hoa hồng sau đây để đạt được hiệu quả cao nhất!
Hướng dẫn cách làm đất
Nếu trồng hoa trong chậu thì việc làm đất là bước quan trọng đầu tiên để có thể trồng hoa hồng thành công, nếu các bạn không chú trọng về việc làm đất này thì mình tin rằng các bạn sẽ khó thành công rực rỡ trong quá trình chăm sóc cây sau này : 1 phần vỏ trấu, 1 than củi đập dập, 1 phân hữu cơ vi sinh sông gianh, có thể cho thêm 1 đất thịt (hoặc đất sạch tribat) và 1 mùn sơ dừa. Trộn đều, lót dưới đáy chậu 1 lớp viên than củi hoặc 1 lớp sỏi để tránh bít lỗ thoát nước.
Thường thì sau 6 tháng đến 1- 2 năm thay đất trong chậu 1 lần. Nếu trồng xuống đất thì nên đào hố sâu, lót dưới đáy hố 1 lớp trấu hoặc mùn sơ dừa trộn lẫn phân hữu cơ vi sinh hoặc phân bò, gà ủ hoại mục.
Khi mói mua về bạn nên chú ý cắt bớt ngọn để cây tránh mất nước và nhanh phục hồi.
Chăm sóc hoa hồng lâu dài
Hoa hồng cần rất nhiều ánh nắng, nên trồng ở những nơi mà cây được hấp thụ tối đa ánh nắng.
Điều chỉnh lượng nước cũng rất quan trọng. Hoa hồng cần đủ nước chứ ko cần nhiều nước dư thừa. Vì vậy lượng nước tưới cũng như số lần tưới tùy thuộc vào thời tiết. Nắng nóng có thể tưới 1, 2 lần 1 ngày, ngày bình thường thì cách 1,2 ngày 1 lần tưới, còn ngày mưa ẩm ướt thì không phải tưới. Chú ý chỉ tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Không tưới nước vào buổi trưa nắng hoặc tối muộn.
- 1 tuần phun atonik 1 lần
- 15 ngày bổ sung phân bón 1 lần phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoa hồng. Vd bón luân phiên các loại phân như: phân bò hoặc phân gà đã ủ hoại mục. Phân cá. Phân hữu cơ vi sinh. Dyamic. Phân npk…
- Khi hoa tàn thì cắt bỏ hoa để cây lên mầm chồi mới, tiếp tục bón phân có thành phần đạm cao để hỗ trợ nẩy mầm… IV. Sâu bệnh: Hoa hồng thường bị 4 bệnh chính là nấm, bọ trĩ và nhện, gỉ sắt
- Nấm làm cây héo dần và chết đi, đen gốc, đen thân cành… Khi thấy hiện tượng đen thân cành, hoặc gốc thì các bạn lấy kéo sạch và sắc cắt sâu quá chỗ đen đi, để tránh việc bị lây lan sang thân cành khác, dẫn đến chết cây. Hòa một chút thuốc trị nấm tỉ lệ đặc chấm lên các đầu cành vừa cắt. Sau đó pha thuốc trị nấm theo tỉ lệ phun lá, thân, tưới gốc và đất, sau 3-5 ngày phun nhắc lại một lần nữa. Thuốc: TRICHODEMA, là loại nấm đối kháng trị nấm thân, đen thân, khô cành, hở cổ rễ, thối nhũn củ, rễ cây, phấn trắng…Ridomil, Anvil trị nấm lá, phấn trắng, rỉ sắt, sương mai…
- Bọ trĩ khiến lá xoăn tít, méo mó, hoa nở ra cũng xoăn tít và còi cọc, không phát triển được. Bọ trĩ là những con nhỏ như cánh mỳ chính, màu trắng và xanh, nằm dưới mặt lá cành lá, phải nhìn kĩ mới thấy, các bạn nên mua thuốc trị bọ trĩ và pha theo tỉ lệ phun lần thứ 1, làn thứ 2 nhắc lại sau 3 ngày. Phun kĩ dưới mặt lá và cả mặt trên và thân cây, dưới mặt đất. Thuốc: CONFIDOR….
- Nhện đỏ nằm dưới mặt sau của lá, rất bé như đầu tăm màu đỏ hoặc đen… Nhện hút nhựa lá và cây. làm cho cây còi cọc kém phát triển, lá khô xơ xác, lâu dài sẽ làm cho cây không nứt mầm nẩy lộc được. và chết. Các bạn mua thuốc pha theo tỉ lệ phun lần thứ 1, làn thứ 2 nhắc lại sau 3 ngày. Phun kĩ dưới mặt lá và cả mặt trên và thân cây, dưới mặt đất. Thuốc ALFAMITE….
- Bệnh gỉ sắt: Xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng, về sau to dần tạo thành ổ nổi, tế bào biểu bì nứt vỡ ra, chứa một khối bột vàng nâu đỏ, vàng gạch non. Vết bệnh dày đặc làm cho lá khô cháy.
Xem thêm: Phòng trừ bệnh nhện đỏ ở hoa hồng
Đặt mua hàng Tại Đây
Bệnh gây hại trên lá, thân, cành, nụ hoa. Bệnh xuất hiện từ tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5. Phức bào tử nẩy mầm và xâm nhiễm ở nhiệt độ 18-230C, trên 24 độ thì bị ức chế, trên 27 độ không xâm nhiễm.
Biện pháp phòng, trừ: làm thông thoáng vườn, cắt bỏ, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Sử dụng các loại thuốc như Boocđô 1% để phun phòng khi cây mới ra lộc non. Khi phát hiện chớm bệnh cần vơ bỏ lá bệnh và dùng thuốc hóa học: Anvil, Ridomil, Manage để phun trừ.
Chú ý: Liều lượng phân bón và thuốc trị bệnh cho cây các bạn dùng theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn, với thuốc hoặc phân loại dung dịch các bạn có thể mua xilanh về để đong đo cho chính xác.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng chỉ chiếm một phần để giúp cây sinh trưởng bình thường. Phần còn lại phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên tác động và sự chăm sóc của con người. Vì thế để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc hoa hồng cũng như giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa sai, lâu tàn,.. thì bạn cần bổ sung bộ chế phẩm sinh học Vifarm để giúp vườn hồng phát triển toàn diện nhé! Thông tin đặt mua sản phẩm Tại Đây hoặc bạn có thể liên hệ đến số 0981.621.322 để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm nhé!