Qua những tia nắng đầu ngày len lỏi qua từng kẽ lá, ngọn cây khiến những bông hồng leo trước nhà lại càng thêm kiêu sa như những vũ công đang nhảy múa. Một buổi sáng trong lành khi thức dậy mà chiêm ngưỡng cảnh này thì quả thực chủ nhân sẽ không khỏi lao lòng, tâm trạng thoải mái, dễ chịu để bắt đầu một ngày làm việc mới đầy năng lượng, mang lại nguồn cảm hứng bất tận.
Đặc điểm về hoa hồng leo
Hồng leo là 1 loại hồng thân leo thường được trồng để trang trí trong các sân vườn biệt thự hạng sang của các dân chơi hoa thứ thiệt. Vào mùa hè thì cây thường cho ra hoa nhiều nhất và cũng là thời điểm rực rỡ nhất của cây, hồng leo thì thường rất dễ chăm sóc và phát triển ở phía bắc hơn là các vùng phía nam vì hồng leo được xuất xứ từ nơi lạnh và thích hợp hơn với cái khí hậu 4 mùa của miền bắc, nhưng nếu là 1 người đam mê hoa thật sự và đặc biệt là hoa hồng thì tất nhiên ta không thể bỏ qua nàng tiên hồng leo này được .
Hồng leo có rất nhiều màu sắc như: đỏ thẫm, hồng đậm, hồng phai, trắng, vàng…..
Hồng leo là loại hoa hồng rất đặc biệt nó có một vẻ đẹp không quá cao sang như những loài hoa khác nhưng lại có 1 vẻ nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng cuốn hút, hương thơm của hồng leo thì miễn chê hồng leo hiện tại cánh hoa còn được phơi khô thả vào trà để thưởng thức trọn vẹn cái hương thơm nhẹ nhàng nhưng vô cùng thanh khiết, mỗi khi thực khách thưởng thức món trà cánh hồng thì sẽ không thể nào quên được hương vị đặc biệt của nó.
Hồng leo là một loại cây phát triển rất nhanh nếu chúng ta cho chúng một môi trường thích hợp và thuận lợi để chúng có thể vươn xa thậm chí ngoài sức tưởng tượng . Người ta thường trồng hồng leo ở những hàng rào, hay cổng ra vào…
Vậy sẽ có câu hỏi đặt ra là thế trồng hồng leo như nào? và trồng nó làm sao để có thể ra hoa được nhiều nhất? thì đây chính là bài có thể giúp bạn giải quyết được những câu hỏi ấy
Trước tiên để trồng được hồng leo thì ta cần phải có những kiến thức cơ bản về chúng vì khi ta trồng sẽ gặp những trường hợp ngoại lệ nếu như không có kiến thức thì sẽ không thể giải quyết được. Hồng leo là loài không ưa nhiệt độ và độ ẩm quá cao , độ vươn xa của chúng cũng chỉ ở mức độ trung bình so với các loại thân leo khách nên ta cần có giàn hay chỗ để cây có thể leo bám vào đó và phát triển.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo
Dựa vào những đặc điểm thích nghi của hồng leo mà các chuyên gia Nông nghiệp đưa ra cho bạn những gợi ý về kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng leo:
Chọn hạt giống: Bước này là rất quan trọng vì khi ta chọn được hạt giống tốt thì sẽ nâng cao được chất lượng của cây và hoa sau này
Nơi trồng hồng leo: Đất sâu và xốp để có lượng thoáng giúp đất không bị ẩm quá và ảnh hưởng tới cây, nơi trồng thì nên trồng những nơi thoáng mát có ít ẩm là được.
Hướng dẫn trồng: Nếu trường hợp bạn trồng theo phương pháp giâm cành thì ta cần trồng vào đất hơi ẩm chút , không nên đào hố quá sâu và nếu trồng vào ngày nắng thì cần che chắn cây và quan sát độ ẩm để có thể bổ sung cho cây vì lúc này cây còn chưa kịp thích nghi với môi trường xung quanh. Tiếp theo dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn hơi chặt quanh gốc để phân có thể cung cấp được lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cây phát triển và sinh trưởng.
Nếu ta trồng bằng cây hồng non thì điều quan trọng nhất là tránh bị vỡ vồng đất của cây vì nếu làm vỡ thì cây sẽ rất khó kiếm dinh dưỡng và dẫn đến chết
Sau khi ta trồng hồng xong thì tiếp theo đó là những ngày tháng chăm sóc cho cây có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Vào mùa khô thì mỗi buổi sáng là thời gian thích hợp để ta có thể tưới nước cho cây nhưng tránh tưới trực tiếp lên lá vì có thể sẽ mang đến nguồn sâu bệnh cho lá non của cây. Tiếp theo là dùng phân bón hoặc những loại chế phẩm dành cho hoa hồng như Dinh Dưỡng Vifarm, Gốc Rễ Vifarm,… và kết hợp những loại phân tan chậm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây
Và sau khi ta đã trồng được từ 3 -4 tháng nhận thấy nếu cây phát triển nhanh mà đều thì ta có thể cắt bớt những cành nhỏ để cây có thể tập trung dinh dưỡng phát triển những cành chính và có thể tạo thế theo tùy từng người trồng, cắt tỉa cành nhỏ cũng là một phần để giúp cho cây không bị mất quá nhiều dinh dưỡng cho những nhánh nhỏ mà khi có ra hoa thì lại kiệt cây.
Trên đây là những kinh nghiệm của mình khi trồng hoa hồng và cũng như những hiểu biết của mình về loài hoa hồng leo này, mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc, cảm ơn các bạn và chúc các bạn thành công trong việc trồng cũng như chăm sóc hoa hồng trong vườn nhà mình nhé!
Xem thêm bài viết:
- Chiêm ngưỡng hình ảnh hoa hồng khoe sắc