Chăm sóc lan vào mùa lạnh như thế nào?

Mỗi mùa đều có những nét đặc trưng riêng vì thế việc chăm sóc lan từng mùa cũng khác nhau. Lan vào mùa nóng dễ chăm sóc hơn so với thời tiết lạnh, khắc nhiệt. Vì thế để chăm sóc lan thật tốt vào mùa lạnh thì bạn cần nắm trong tay những kiến thức cơ bản sau:

Họ Lan nói riêng cần mùa nghỉ ngơi định kỳ hàng năm, mùa mưa lan sẽ bắt đầu phát triển trở lại, không cần quá chú ý nhu cầu dinh dưỡng, sự xanh tốt bên ngoài.

Mùa nghỉ rễ thường chun khô chững lại, giả hành hơi nhăn teo lại, dòng Hoàng Thảo vàng lá, rụng lá dần từ gốc.

Mùa nghỉ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ở miền Nam, từ tháng 10 đến tháng 2 ở miền Bắc, thời gian này nhiệt độ và độ ẩm thấp nhất trong năm.

Mùa nghỉ của Hoàng Thảo, Đai Châu, Cattleya…từ 1-3 tháng. Mùa nghỉ của Hồ Điệp,… khoảng 1-2 tuần.

Mùa lạnh về trên lan thường xuất hiện đốm đen nhỏ hoặc vết lõm màu nâu đen lan dần gây vàng lá, cây chết dần. Ngoài ra, thời gian chịu lạnh quá lâu, cây thui chột, rất dễ bị thối nhũn.

Giới hạn chịu đựng nhiệt độ lạnh của một số giống lan: Kiếm, Vũ Nữ, Hài…10-12°C;  Cattleya, Hoàng Thảo, Hoàng Hậu…12-16°C; Vanda, Đai Châu, Cáo, Hồ Điệp…18-2°C, một số giống lan rụng lá (Đùi Gà, Giả Hạc, Long Tu, Hoàng Thảo U Lồi), Hài, Kiếm… cần lạnh  dưới 10°C liên tục 3 tuần mới ra hoa.

Chăm sóc lan mùa lạnh

Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc lan trong mùa lạnh này.

Lượng nước tưới

  • Thứ nhất là vấn đề tưới nước, mùa lạnh lan hấp thụ ít nước. Cần giảm lượng nước còn 1/4 so với bình thường, 3 ngày tưới 1 lần, tưới đẫm vào gốc.
  • Tưới phun sương vào buổi sáng khi đã có mặt trời lên làm tan giá hoặc chiều trước khi mặt trời lặn (không tưới đêm) có những vùng miền Bắc quá lạnh, rét đậm thì ngưng tưới nước hẳn (thường dưới 10°C).
  • Với dòng lan rụng lá ra hoa sẽ cắt nước hoàn toàn khi lá đã rụng dần được một nửa thân, nếu thân quá teo tóp thì mới tưới đẫm.
  • Treo cây nơi cao, thoáng và tránh gió lùa mạnh làm mất nước, thân teo tóp.

Phân bón và trị bệnh

  • Về phân bón, mùa lạnh lan hấp thụ phân bón ít, không cần phân thuốc gì cả, nếu bón phân thì định kỳ 2-3 tuần/ lần.
  • Trước và trong mùa lạnh nên bổ sung lân cho lan giúp cây cứng cáp hơn (Siêu Lân Hà Lan, Siêu Lân Kina).
  • Ngoài ra cần phun Nano Đồng, Dithane M-45 giúp chống rét, diệt khuẩn rất tốt, 2 tuần/ lần hoặc 1 tuần/ lần nếu trời lạnh nhiều, kéo dài ngày.
  • Bổ sung KNO3, K2SO4  giúp lan hạn chế mất nước. Nếu lan đang nụ tránh phun phân thuốc vào nụ, chỉ phun vào rễ và lá.

Tham khảo thêm: Cách trị nấm hạt cải gây bệnh cho cây

Nhiệt độ và ánh sáng

Về nhiệt độ ánh sáng, khi nhiệt độ giảm mạnh, thiếu sáng, để tránh lan lạnh cóng nên đem vào trong nhà có cửa kính (giò lan quý nên áp dụng). Thắp bóng đèn 100W, để dưới thấp sưởi ấm cho lan, theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

  • Thắp sáng bằng đen sợi tóc để tăng nhiệt hoặc phủ bạt quanh vườn lan.
  • Ánh sáng thiếu cây sẽ ít ra hoa.
  • Năm nào trời trở lạnh sớm, rét nhiều thì cho hoa sớm. Ngược lại, mùa nghỉ cây đến trễ thì ra hoa trễ hơn.
  • Nên có mái che (nhưng vẫn đảm bảo đủ sáng) để tránh mưa kèm gió lùa, làm nước đọng lá khi trời quá lạnh sẽ gây bỏng lạnh.

Chăm sóc bộ rễ

Cuối cùng, chú ý đến bộ rễ. Bộ rễ phát triển sẽ giúp cây phát triển, hoa ra nhiều. Bón phân định kỳ và giữ ẩm vừa phải.

Nếu rễ chưa phát triển mạnh thì mật độ tưới giảm đi. Với những cây đang sắp hoa cần giữ ẩm cho bộ rễ nhiều hơn cây khác.

Mùa này nếu ghép lan rừng thì cần giữ ẩm gốc để ra rễ và keiki. Cắt rễ bớt già khô, chừa lại 1-2 cm.

Trên đây là một số thông tin về cách cách chăm sóc lan vào mùa lạnh được chia sẻ bởi các chuyên gia cây trồng. Thời tiết đang vào giai đoạn giao mùa sang lạnh vì thế bạn nên có một chế độ chăm sóc giỏ lan một cách hợp lý!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *