Giải đáp: Bệnh vàng lá ở lan và cách khắc phục

Bệnh vàng lá ở lan rất phổ biến và hầu như ai trồng lan cũng gặp phải vấn đề này. Nhiều chủ hộ lầm tưởng có thể do thời chuyển mùa nên dấu hiệu vàng lá là bình thường dẫn đến tình trạng cây bị vàng lá cục bộ, thậm chí chết dần. Cùng nhận biết những biểu hiện bệnh vàng lá ở lan và nguyên nhân gây vàng lá để có cách khắc phục kịp thời nhé!

Xem thêm:

Nhận biết bệnh ở lan qua tình trạng lá

Cũng như nhiều cây trồng khác, người trồng hoàn toàn có thể nhận biết và “bắt bệnh” cho lan bằng những biểu hiện cụ thể trên lá như sau:

  • Lá có màu xanh đậm không bóng, quặt quẹo: dấu hiệu thiếu ánh sáng.
  • Lá vàng úa thân cây còi cọc: quá nhiều ánh sáng, quá nóng.
  • Lá cứng nhưng hơi ngả vàng: vừa đủ ánh sáng.
  • Lá xuất hiện đốm thối và loang dần: bị bệnh thối lá, thối đọt.
  • Lá xuất chấm, có sọc, có quầng: triệu chứng bị bệnh do virus gây lên.
  • Lá xuất hiện đốm nhưng không loang: tình trạng cây đọng nước và bị lạnh.
  • Lá bị cháy ở phần đầu: muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già.
  • Lá nhăn: thiếu độ ẩm hay thối rễ.

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá ở lan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng lá ở lan tuy nhiên theo các chuyên gia về cây trồng cho biết với cá thể lan rất dễ bị bệnh do những yếu tố môi trường tác động như:

Quá nhiều ánh nắng mặt trời

Bất kể đó là giống lan ưa sáng như thế nào chăng nữa, nhưng nếu treo lan ở khu vực quá nhiều ánh sáng, lá lan tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời liên tục nhiều giờ thì cũng không tốt. Đặc biệt, ánh nắng mùa hè hay ánh nắng buổi trưa có thể khiến lá mất dần nước, dẫn đến vàng lá và khô cháy.

Vì thế, nên cân nhắc đến khu vực treo lan. Thoáng mát, thoáng đãng là tốt, nhưng nếu có quá nhiều ánh sáng và ánh sáng chiếu trực tiếp thì nên có giải pháp che chắn bằng bạt, màn che, lưới che để giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu lên cây lan.

Nhiệt độ quá thấp

Đặc trưng của hầu hết giống lan là ưa sáng, kỵ nóng. Điều này không đồng nghĩa với việc hạ thấp nhiệt độ là lý tưởng cho lan. Nên nhớ, nhiệt độ quá thấp là nguyên nhân khiến cây lan đánh mất sự tăng trưởng, trở nên còi cọc và yếu ớt. Đặc biệt, thiếu nắng ấm, lá lan khó có thể quang hợp được, dần dần đánh mất màu xanh và chuyển sang vàng nâu.

Nhiệt độ thích hợp nhất cho lan là 18 – 27 độ C ban ngày và 15 – 22 độ C ban đêm. Nên cố gắng duy trì mức nhiệt độ lý tưởng này để lan luôn khỏe mạnh, lá lan luôn xanh mướt.

Cây bị tưới quá nhiều nước

Nguyên nhân cuối cùng khiến lan bị vàng lá là tưới quá nhiều nước. Lượng nước dư thừa trong chậu khiến rễ lan bị thối, không cung cấp nước và dưỡng chất để nuôi thân, nuôi lá, từ đó, lá lan bị vàng và rụng. Đối với lan, chỉ cần duy trì độ ẩm cần thiết cho chậu trồng là đủ, và định kỳ 5 – 7 ngày tưới nước 1 lần hoặc chỉ tưới khi chậu trồng thật khô.

>> Lời khuyên của chuyên gia: Trong trường hợp lá vàng và thối mà không rụng, bạn nên chủ động dùng dao, kéo, lưỡi lam để cắt bỏ những chiếc lá này, sau đó khử trùng vết cắt.

Ngày nay trong Nông nghiệp cũng có nhiều bước tiến mới với những ý tưởng chăm sóc cây trồng rất mới với tiêu chí không chỉ giúp loại bỏ bệnh ở cây trồng mà còn giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và cũng rất an toàn cho người sử dụng.

Chế phẩm sinh học trị bệnh Vifarm cũng là một phát minh mới dành riêng cho lan giúp loại bỏ những vấn đề về lan trong đó có bệnh vàng lá. Với những ưu điểm vượt trội đánh bật những sản phẩm hóa học truyền thống thì chế phẩm sinh học trị bệnh sẽ đem đến cho người sử dụng sự hài lòng về chất lượng cũng như an toàn cho người dùng.

Trên đây là một số chia sẻ của chuyên gia về tình trạng vàng lá ở lan, hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc vườn lan nhà bạn nhanh khỏi bệnh và mau khoe sắc nhé!

>>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở cây lan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *